Điểm tin lề trái số 19 (07/10/2018): Giới chống Cộng lo chuyện “nhất thể hóa” hộ Đảng Cộng sản

Chào các bạn. Đây là chương trình Điểm tin Lề trái số 19, soạn vào ngày Chủ nhật, 07/10/2018. Như thông lệ, chúng tôi sẽ điểm lại những sóng truyền thông lề trái gây chấn động não trong tuần này. Với mỗi sóng, chúng tôi sẽ chỉ ra những sự thật thú vị mà các bạn chưa chú ý.

Sóng truyền thông số 1:
B
ình loạn về việc cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười qua đời

Cuối tháng trước, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã từ trần lúc 10h05′ ngày 21/09/2018. Đêm cùng ngày, Nguyễn Xuân Diện và một số cá nhân chống đối khác đã đưa tin rằng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng vừa qua đời lúc 22h ngày 21/09. Nhân tin đồn đó, trong tuần trước, các tổ chức, cá nhân chống đối đã viết nhiều bài công kích cá nhân ông Đỗ Mười, qua đó gián tiếp công kích chế độ. Các bài này chủ yếu chế nhạo trình độ học vấn của ông Đỗ Mười, và nhắc lại rằng vào năm 1977, ông từng ký thông qua các chiến dịch “đánh tư sản”, “cải tạo Công Thương nghiệp”, gây nhiều hậu quả cho kinh tế miền Nam.

Lúc 23h12′ ngày 01/10/2018, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã qua đời, hưởng thọ 101 tuổi. Nhân đó, các tổ chức, cá nhân chống đối tiếp tục đẩy mạnh cách hoạt động tuyên truyền sẵn có từ tuần trước. Tuy nhiên, trong tuần này, dư luận phi chính thống về nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười phát triển một cách đa dạng hơn, chủ yếu theo 3 hướng.

Hướng thứ nhất là tỏ ra hả hê, vì cho rằng tin đồn tuần trước mà họ tung ra đã được cho là đúng. Chẳng hạn, Nguyễn Xuân Diện viết rằng “Lần này thì ông chết thật”; Christine Nguyễn viết rằng “Có đứa đọc cáo phó xong cười nhạt mà rằng: đông lạnh cả tuần giờ mới được xả đá, thiện tai, thiện tai!”.

Hướng thứ hai là kể lại những lần gặp ông Đỗ Mười, hoặc những “giai thoại” mà dân gian đồn đại về ông, để mô tả ông Mười như một người ít học, thô thiển, thiếu minh mẫn, nhưng lại bảo thủ và cực đoan về mặt chính trị. Chẳng hạn, Phạm Đoan Trang và Mạc Việt Hồng nhắc lại lời đồn rằng ông Mười làm nghề hoạn lợn trước khi đi làm Cách mạng. Lê Phú Khải kể rằng ông Đỗ Mười thích vừa nói vừa đưa tay “chém gió” một cách hăng hái, nhưng nói không ai hiểu, vì ông nói chuyện nọ xọ chuyện kia…

Hướng thứ ba là “luận tội” ông Đỗ Mười. Chẳng hạn, VOA viết rằng ông Mười đã để lại 3 “di sản gây tranh cãi” – là khái niệm “Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa”; các chính sách “đánh tư sản”, “cải tạo Công Thương”, vùng “Kinh tế mới”; và “Hội nghị Thành Đô”. VOA cũng mô tả ông Mười như một người “thuộc thành phần bảo thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam, với lập trường quyết liệt trong việc đánh đổ đế quốc và xóa bỏ bóc lột, cũng như kiên định đi theo con đường chủ nghĩa xã hội”.

Khác với VOA, BBC tiếng Việt đăng lời của 5 chuyên gia nước ngoài, để mô tả ông Đỗ Mười như một người “biết lắng nghe” thay vì hoàn toàn bảo thủ, thích tuân thủ các quyết định của tập thể và dư luận thay vì ra các quyết định độc đoán của cá nhân, và là “một trong những kiến trúc sư của Đổi Mới”. Khi khai thác chủ đề theo hướng này, BBC có thể chịu ảnh hưởng từ cuộc phỏng vấn ông Lê Đăng Doanh hôm 24/09. Trong cuộc phỏng vấn đó, Lê Đăng Doanh nói rằng chủ trương “Cải tạo Công Thương nghiệp” xuất phát từ tập thể lãnh đạo Đảng, ông Đỗ Mười chỉ là người chấp hành. Doanh cũng nói rằng sau khi được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng vào năm 1988, ông Đỗ Mười đã viết thư chúc doanh nghiệp làm ăn phát tài, phát triển kinh tế tư nhân; và đi tiên phong trong việc kêu gọi đầu tư từ Hàn Quốc.

Ông Vũ Quang Việt, một Việt kiều từng làm việc chung với ông Đỗ Mười, cũng đưa ra ý kiến tương tự BBC và Lê Đăng Doanh. Việt viết trên trang Bauxite Việt Nam rằng ông Đỗ Mười “biết lắng nghe” mình, nhờ đó đã thành công trong việc chống lạm phát và “Đổi Mới”.

Nhìn tổng thể, có thể thấy các bài viết cực đoan trong chủ đề này đang nhắm đến 3 mục đích. Một là công kích hình ảnh cá nhân của một cựu lãnh đạo Đảng và Nhà nước, qua đó công kích chế độ. Hai là khơi lại hận thù mà các chiến dịch “đánh tư sản”, “cải tạo công thương nghiệp” đã tạo ra. Ba là quảng cáo cho các mạng lưới đưa tin đồn như của Nguyễn Xuân Diện.

Tuy nhiên, nếu chọn đưa tin một cách đa chiều, dựa trên những nguồn uy tín như BBC tiếng Việt đang làm trong tuần này, ta sẽ thấy các chiến dịch “đánh tư sản”, “cải tạo công thương nghiệp” là di sản của một giai đoạn lịch sử, chứ không phải của một cá nhân lãnh đạo. Nhiều nhà chống Cộng từng nhận định rằng trong giai đoạn đó, sự hận thù, nghi kị đã có ảnh hưởng không nhỏ đến các chính sách của quốc gia. Do đó, nếu giới chống Cộng tìm cách khơi lại những hận thù cũ, rồi dùng nó làm nhiên liệu cho thay đổi chính trị, thì họ sẽ tự mâu thuẫn với lời nói của mình. Mặt khác, họ sẽ tốn công vô ích, vì hận thù và tin đồn chỉ tàn phá xã hội, chứ không giúp cải thiện xã hội.

Mỗi công dân có quyền yêu, ghét các lãnh đạo Nhà nước dựa trên lợi ích và kỷ niệm riêng của mình. Tuy nhiên, trong các công việc chung như chính trị và lịch sử, chúng ta cần xem xét nhiều dữ kiện khác ngoài cảm xúc cá nhân. Nếu nhìn rộng, ta sẽ thấy ông Đỗ Mười là một lãnh đạo có năng lực, đã thực hiện một số chính sách gây tranh cãi do hoàn cảnh lịch sử, nhưng cũng đã sửa chữa sai lầm của mình để mở ra con đường mới cho quốc gia. Khi nhìn lại quãng đường đời của ông, chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm, để suy nghĩ về những lựa chọn của chính mình, thay vì chỉ luận công – tội để ca ngợi hoặc đả kích.

Sóng truyền thông số 2:
Cãi nhau về chuyện “nhất thể hóa”

hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước

Tại kỳ họp thứ 6, khai mạc ngày 21/10/2018, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước mới để thay thế cố Chủ tịch Trần Đại Quang. Ngày 03/10/2018, với 100% số phiếu thuận, Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử vị trí đó. Có dư luận cho rằng diễn biến này sẽ tạo một tiền lệ, để tiến tới “nhất thể hóa” hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong tương lai. Diễn biến này đã khiến dư luận phi chính thống phân hóa thành 2 xu hướng đối nghịch nhau, là ủng hộ và phản đối.

Xu hướng ủng hộ vốn hình thành từ trưa ngày 21/09, khi 2 luật sư Ngô Ngọc Trai và Trần Quốc Thuận bình luận rằng việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời sẽ tạo cơ hội tốt để “nhất thể hóa” 2 chức danh. Những người thuộc xu hướng này không đồng nhất về mặt động cơ, và họ có thể được chia thành 3 loại. Loại thứ nhất gồm những người tin rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xứng đáng với vị trí Chủ tịch nước, vì chiến dịch chống tham nhũng và cải cách hành chính của ông đang phát huy hiệu quả. Loại thứ hai gồm những người tin rằng nếu “nhất thể hóa” vị trí đứng đầu cơ quan Đảng và cơ quan hành chính, cả ở cấp trung ương lẫn cấp cơ sở, thì hệ thống chính trị của Việt Nam sẽ hoạt động tiết kiệm, hiệu quả, ít tham nhũng hơn. Loại thứ ba gồm những người tin rằng sau khi “nhất thể hóa” hai chức danh, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để cải cách chính trị, nhằm chuyển thành một nền Cộng hòa theo mô hình bán tổng thống. Post Facebook hôm 30/09 của Trương Huy San tiêu biểu cho loại động cơ này.

Trong tuần qua, những người ủng hộ “nhất thể hóa” 2 chức danh đã tiếp tục đưa ra nhiều lập luận để bảo vệ quan điểm của họ. Chẳng hạn, Phạm Đức Bảo nói với BBC tiếng Việt rằng vì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một đại biểu Quốc hội, việc ông ứng cử chức Chủ tịch nước không trái với Hiến pháp. Bảo cũng nói rằng trong các nước Xã hội Chủ nghĩa, chỉ có Việt Nam chưa “nhất thể hóa” 2 chức danh; và rằng ở mọi quốc gia trên thế giới, người đứng đầu đảng cầm quyền đều là người đứng đầu nhà nước. Bảo cũng hi vọng Việt Nam “tiếp tục cải cách thể chế chế” sau khi “nhất thể hóa” 2 chức danh.

Trái với xu hướng ủng hộ nêu trên, hầu hết các tổ chức, cá nhân chống đối đã đồng loạt công kích việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử chức Chủ tịch nước. Tương tự những người ủng hộ, những người phản đối cũng không đồng nhất về mặt động cơ, và có thể chia thành 2 loại. Loại thứ nhất tin rằng khi chức Chủ tịch nước và Tổng Bí thư được gộp làm 1, quyền lực sẽ tập trung vào tay 1 người, gây tình trạng độc tài, khiến các chính sách sai lầm khó bị ngăn chặn. Trong khi đó, loại thứ hai gồm những thành phần chống đối cực đoan, muốn tận dụng sự kiện để công kích cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, qua đó công kích chế độ.

Trong tuần qua, cánh phản đối đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền theo 3 hướng song song.

Thứ nhất, họ đồng loạt tuyên truyền rằng khi có ý định “nhất thể hóa” 2 chức danh, Việt Nam đang định bắt chước mô hình chính trị của Trung Quốc.

Thứ hai, họ bác bỏ những quan điểm của cánh ủng hộ, hoặc của truyền thông chính thống Việt Nam. Chẳng hạn, Trịnh Hữu Long viết rằng để biết “lòng dân” có ủng hộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay không, phải dựa vào bầu cử, trưng cầu dân ý, khảo sát dư luận, big-data hoặc các cuộc biểu tình; thay vì chỉ dựa vào các nhận xét chủ quan của báo chí chính thống. Trương Nhân Tuấn viết rằng vì Việt Nam không có bầu cử đa đảng, dù có gộp chức Tổng Bí thư với chức Chủ tịch nước cũng không giúp các lãnh đạo tăng tính chính danh. Lê Công Định viết rằng việc “nhất thể hóa” 2 chức danh chỉ phục vụ chuyện “thao túng quyền lực cá nhân” chứ không giúp cải cách thể chế; cái Việt Nam cần là “tam quyền phân lập”. Ngoài ra, Định cũng viết rằng giới chống đối được lợi từ việc “nhất thể hóa” 2 chức danh, vì “độc tài cá nhân” dễ lật đổ hơn “độc tài đảng trị”.

Thứ ba, họ đồng loạt công kích cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để qua đó công kích chế độ, theo chiến lược mà Định vừa nêu. Họ đồng loạt mô tả Tổng Bí thư như một người tham quyền lực, muốn làm “vua” mới của Việt Nam; và đặt nghi vấn rằng “quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối”.

Ở cao điểm của hướng tuyên truyền này, nhiều cá nhân chống đối đồng loạt đăng lại một câu nói cũ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là “Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?”. Dựa vào đó, họ tuyên truyền rằng Tổng Bí thư đang có hành động mâu thuẫn với lời nói. Tuy nhiên, trong thực tế, những người công kích đã cắt câu nói của ông Nguyễn Phú Trọng ra khỏi ngữ cảnh, để khiến nó bị hiểu sai.

Trong tuần qua, VOA tiếng Việt chỉ đăng quan điểm của cánh phản đối “nhất thể hóa”, công kích Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong khi đó, BBC tiếng Việt đăng quan điểm của cả 2 phía.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 4 ý kiến.

Thứ nhất, nhiều nhà chống Cộng từng nhìn nhận rằng các chiến dịch chống tham nhũng, cải cách hành chính của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khiến người dân có thêm hy vọng vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì lý do này, giới chống Cộng đã không ngừng công kích cá nhân Tổng Bí thư và chiến dịch chống tham nhũng. Nhưng nếu ông Nguyễn Phú Trọng là chính khách có uy tín nhất của Đảng Cộng sản, thì việc Đảng cử ông đi ứng cử chức Chủ tịch nước là chuyện rất bình thường. Sinh hoạt nội bộ của mọi đảng phái trên thế giới đều diễn ra như vậy.

Thứ hai, dù Việt Nam có “nhất thể hóa” hai chức danh, việc đó cũng không liên quan đến Trung Quốc. Như Phạm Đức Bảo đã đề cập, trong các nước Xã hội Chủ nghĩa, chỉ có Việt Nam chưa “nhất thể hóa” 2 chức danh. Bên cạnh đó ở mọi quốc gia trên thế giới, người đứng đầu đảng cầm quyền đều là người đứng đầu nhà nước.

Thứ ba, nếu nhìn lại toàn bộ dòng sự kiện, chúng ta sẽ thấy vấn đề “nhất thể hóa” vốn do truyền thông phi chính thống nêu ra, chỉ một tiếng sau khi cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời. Trong khi đó, trước ngày 08/10, các cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam lại không hề bàn đến vấn đề đó. Như vậy, giới chống Cộng không bình luận một chính sách có thật, họ chỉ đang tranh cãi về một ảo ảnh mà họ tự tưởng tượng ra, do bị thôi thúc bởi những động cơ chính trị riêng. Thật đáng xấu hổ, khi họ bắt đầu làm việc này chỉ một giờ sau khi cố Chủ tịch Trần Đại Quang mất.

Thứ tư, vì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cao tuổi, dư luận có thể yên tâm rằng việc ông kiêm nhiệm 2 chức danh không thể dẫn đến tình trạng “độc tài”, “tập quyền”.

Theo thông tin mà chúng tôi mới nhận được, thì trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm 08/10, đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng việc ông được giới thiệu bầu Chủ tịch nước là tình huống, không phải cơ chế kiêm nhiệm hoặc nhất thể hóa. Như vậy, giới chống Cộng nên dừng cãi nhau về cái ảo ảnh mà họ tự tạo ra, để chuyển sang những chủ đề khác thiết thực hơn cho họ.

Sóng truyền thông số 3:
Ai đang “phá hoại” hiệp định EVFTA?

Ngày 01/12/2015, Việt Nam và EU đã kết thúc quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại giữa hai bên (viết tắt là EVFTA). Theo các điều khoản của hiệp định này, thì Việt Nam phải có lộ trình thông qua 3 công ước lõi còn lại của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), xoay quanh quyền tự do lập hội, quyền tự do thương lượng tập thể, và việc xóa bỏ lao động cưỡng bức. Ngoài ra, khi EVFTA được chính thức ký kết, EU có thể chế tài các “vi phạm nhân quyền” của Việt Nam theo thỏa thuận đối tác (PCA) mà hai bên ký năm 2012.

Hiện nay, chính giới châu Âu và các tổ chức chống đối người Việt đang phản ứng với vấn đề nhân quyền trong hiệp định EVFTA theo những cách không giống nhau. Nhìn chung, có thể phân họ thành hai nhóm.

Nhóm đầu tiên mong Quốc hội Châu Âu sớm thông qua EVFTA, vì 3 lý do. Thứ nhất, họ tin rằng hiệp định này sẽ giúp Việt Nam bớt lệ thuộc vào việc giao thương với Trung Quốc. Thứ hai, họ tin rằng đà phát triển kinh tế mà hiệp định này mang lại sẽ thúc đẩy cải cách chính trị diễn ra nhanh hơn. Thứ ba, họ tin rằng các điều khoản về nhân quyền trong EVFTA sẽ tạo thuận lợi để EU can thiệp vào tình hình chính trị Việt Nam và hỗ trợ họ. Một mặt, nhóm này ủng hộ EU ký thông qua EVFTA; mặt khác, họ đòi hiệp định phải đi kèm các “cơ chế kiểm định, đánh giá về nhân quyền”, và tạo điều kiện cho “khối dân sự độc lập” tham gia vào quá trình đó.

Đại diện tiêu biểu của nhóm đầu tiên là bản “tuyên bố chung” mà nhóm Phạm Đoan Trang – Nguyễn Anh Tuấn soạn ngày 24/02/2017; bài viết của Nguyễn Thục Quyên hôm 06/09/2018; status của Nguyễn Quang A hôm 20/09/2018; và bài viết của nhóm Lão Mà Chưa An hôm 03/10/2018.

Trong những người vừa kể, nhóm Phạm Đoan Trang – Nguyễn Anh Tuấn đòi EVFTA “phải có những điều khoản về nhân quyền”, dù hiệp định này đã được soạn, đàm phán xong và công bố từ trước đó 1 năm. Qua biểu hiện này, có thể thấy vào thời điểm soạn kiến nghị, Trang và Tuấn không hiểu nhiều về hiệp định EVFTA, và chưa tham gia sâu vào các diễn biến xoay quanh hiệp định.

Trong khi đó, Nguyễn Thục Quyên là thành viên của nhóm “VETO!”, một nhóm chuyên tiếp cận riêng từng dân biểu Đức, để vận động họ can thiệp vào “vấn đề nhân quyền” ở Việt Nam. “VETO!” cũng là nhóm đã thành công trong việc đòi thả Đỗ Thị Minh Hạnh. Bản thân Nguyễn Thục Quyên đã viết thư riêng cho ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Quốc hội Châu Âu, để trao đổi về các diễn biến trong quá trình ký kết EVFTA.

Nguyễn Quang A, người sáng lập nhóm Lão Mà Chưa An, là người được Quốc hội Châu Âu mời dự phiên điều trần về EVFTA hôm 10/10/2018. Nguyễn Thục Quyên từng gặp Quang A trong một hội thảo ở Đức, và từng viết thư vận động để ông A được giải Tulip Nhân quyền.

Nhóm thứ hai đòi Quốc hội Châu Âu không thông qua EVFTA, chừng nào Việt Nam chưa “cải thiện tình hình nhân quyền”. Nhóm này được đại diện bởi bản kiến nghị của “90 tổ chức dân sự và chính trị”, đứng đầu là đảng Việt Tân, vào ngày 06/06/2018.

Hiện nay, chính giới châu Âu cũng không có chung quan điểm trong vấn đề này. Ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Quốc hội Châu Âu, có phần nghiêng về khuynh hướng thứ nhất. Trong một thư riêng đề ngày 10/08, Lange xác nhận với Nguyễn Thục Quyên rằng chính ông đã gợi ý Việt Nam không cần thông qua 3 công ước của ILO trước khi ký EVFTA, mà chỉ cần có lộ trình phê chuẩn và thực hiện là đủ. Trong khi đó, hôm 17/09, 32 nghị sĩ từ các đảng lớn của EU đã viết thư gửi Cao ủy Thương mại của EU, để đề nghị không thông qua EVFTA nếu tình hình nhân quyền của Việt Nam không được cải thiện.

Dù không đồng quan điểm, cả 2 nhóm người vừa nêu đều tận dụng các diễn biến quanh hiệp định EVFTA để tuyên truyền chống Nhà nước. Chẳng hạn, sau khi “vụ Trịnh Xuân Thanh” ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức, cản trở việc thông qua hiệp định EVFTA, họ đã dựng nên một “thuyết âm mưu” rằng “phe thân Trung Quốc ở Việt Nam” cố tình gây ra vụ này để phá hoại hiệp định, nhằm khiến Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc. Sau khi 32 nghị sĩ EU đòi hoãn hiệp định, Nguyễn Anh Tuấn viết rằng một thế lực “trong chính quyền” đã cố tình “vi phạm nhân quyền”, để “phá hoại” hiệp định EVFTA. Sau khi công an tạm giữ ông Nguyễn Quang A, khiến ông bị lỡ chuyến đi Úc hôm 18/09 của mình, Quang A cũng tuyên truyền rằng Cục A67 muốn ngăn ông bay từ Úc sang Bỉ để dự phiên điều trần về EVFTA, nhằm phá hoại việc ký kết hiệp định.

Khi lên tiếng về vấn đề nhân quyền trong hiệp định EVFTA, thực ra các tổ chức, cá nhân chống đối đều muốn vận động chính giới phương Tây gây sức ép với Việt Nam, buộc Việt Nam phải thay đổi nền chính trị để đổi lấy lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, cánh Nguyễn Quang A và cánh Việt Tân muốn thực hiện việc này bằng 2 cách khác nhau, do họ khác nhau về phương thức hoạt động và nguồn hỗ trợ từ quốc tế.

Nếu Nguyễn Quang A muốn tìm một “thế lực” đang cố phá hoại hiệp định EVFTA, ông cứ nhìn vào đảng Việt Tân và 89 người anh em của họ. Qua việc họ vội vàng đòi EU không thông qua EVFTA, cho đến khi Nhà nước Việt Nam đáp ứng những yêu sách chính trị mà họ đặt ra, có thể thấy Việt Tân không hề đại diện cho quyền lợi của người dân trong nước. Nếu có, Việt Tân đã biết nghĩ đến những lợi ích kinh tế, ngoại giao mà EVFTA mang đến cho người Việt Nam, như Nguyễn Quang A đã chỉ ra.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cho rằng Nguyễn Quang A và Nguyễn Anh Tuấn nên phát ngôn thận trọng hơn. Nếu họ nghĩ có một “nhóm lợi ích” đang muốn phá hoại hiệp định EVFTA, họ phải đưa ra được các bằng chứng đầy đủ, xác thực để chứng minh cho chuyện đó. Còn nếu họ phát ngôn khi thiếu bằng chứng, dư luận có quyền tin rằng họ đang chụp cái mũ “bán nước”, “phá hoại hiệp định” lên đầu những cơ quan mà họ có hiềm khích.

Sóng truyền thông số 4:
Sôi nổi các hoạt động ngớ ngẩn hoặc nghiêm túc

để phản đối Luật An ninh Mạng

Trong tuần qua, giới chống đối tiếp tục kêu ca rằng Facebook đã “thỏa hiệp” với Luật An ninh Mạng để “bịt miệng” họ. Cùng lúc đó, nhóm Hate Change tiếp tục kêu gọi cộng đồng thực hiện 2 hoạt động phản đối Luật An ninh Mạng, là trò chơi “Thử thách cứu net”, và thành lập nhóm dịch các tài liệu “về tự do ngôn luận” trên Wikipedia,

Trong chủ đề thứ nhất, ngày 29/09/2018, ba đối tượng chống đối là Hoàng Dũng, Nguyễn Anh Tuấn và Lê Hoài Anh đã trả lời đài BBC tiếng Việt rằng “có khả năng Facebook đã thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam” để “bịt miệng” họ. Mỗi người trong số này bị gỡ bài hoặc khóa trang Facebook theo một phương thức khác nhau, tất cả đều dựa trên các “Điều khoản dịch vụ” của Facebook. Cụ thể, Hoàng Dũng thường bị report vì đăng tải các thông tin cá nhân, có tính riêng tư của người khác. Lê Hoài Anh bị 3 người ngoài friendlist đưa vào làm Admin của trang Facebook chuyên đăng ảnh ấu dâm, rồi report với Facebook để họ xử lý. Nguyễn Anh Tuấn cho biết có người đã hack tài khoản Facebook của một ca sĩ cùng tên với Tuấn, đăng lên đó một bức ảnh do chính Tuấn chụp, rồi tố Tuấn giả mạo ca sĩ đó.

Trong cuộc phỏng vấn, Lê Hoài Anh cho biết bà đã vận động chính giới nước ngoài phản đối Luật An ninh Mạng. Cụ thể, bà từng “nhờ nhiều người bạn bên Mỹ” soạn lá thư gửi Thượng nghị sĩ Marco Rubio, trước khi Giám đốc Facebook Sheryl Sandberg ra điều trần trước Thượng viện vào ngày 05/09. Ngày 24/09, bà tiếp tục viết một lá thư khác gửi đến văn phòng của ông Rubio.

Trong chủ đề thứ hai, ngày 02/09, trang Hate Change kêu gọi độc giả thực hiện “trò chơi” “Thử thách cứu net”, rồi quay clip đăng lên mạng. Theo đó, người chơi sẽ vừa chu môi để giữ một tờ giấy ghi chữ “SAVE NET” không bị rơi xuống, vừa giơ tay lên đầu để tạo hình con mắt, rồi thi xem ai giữ tư thế ngớ ngẩn này được lâu hơn. Người chơi cũng phải “đăng video lên Facebook và thách ít nhất 3 người bạn tham gia” trò chơi này.

Hiện nay, clip kêu gọi mới chỉ có 559 lượt View và 15 lượt Like. Vì Ngọc Diệp, thành viên nhóm Hate Change liên tục share lời kêu gọi này lên 4 group Facebook, có thể thấy người phát động nó là Diệp.

Ngày 04/09, Diệp đăng lên Facebook cá nhân một video quay cảnh mình chu mỏ giữ chữ “SAVE NET”, và “thách” 18 người bạn làm theo. Những người này gồm 3 thành phần: các thành viên nhóm Hate Change và Luật khoa Tạp chí, các “nghệ sĩ hậu hiện đại” có hoạt động tuyên truyền chống chế độ, và các “nhà hoạt động NGO” có liên quan đến Khóa học Mùa Thu về Phát triển của iSEE. Dù video này được 93 Like, 18 người bị “thách” chưa làm theo “trò chơi” của Diệp.

Ngày 03/09, Hate Change kêu gọi độc giả tham gia “nhóm dịch Wiki – SaveNet”. Nhóm này chuyên dịch các tài liệu “về tự do ngôn luận” để đăng lên Wikipedia. Ở phần comment, Hate Change cho biết đã có người đăng ký tham gia nhóm dịch.

Như vậy, ngoài việc tuyên truyền chống Luật An ninh Mạng và quảng bá cho tín điều “tự do ngôn luận” của phương Tây, các hoạt động vừa nêu còn giúp nhóm Hate Change xây dựng lực lượng.

Phong trào đòi quyền tự do ngôn luận của nhóm Hate Change khiến chúng tôi nhớ đến một câu nói của nhà báo Mỹ Peter Parker: “Quyền lực càng lớn thì trách nhiệm càng lớn”. Ở các nước Âu – Mỹ, quyền tự do ngôn luận phải gắn với các nguyên tắc chuẩn mực về nghiệp vụ báo chí và đạo đức truyền thông. Chẳng hạn, theo luật pháp Đức, thì việc đăng tải lên Internet các nội dung phỉ báng tổng thống, phỉ báng nhà nước, phỉ báng tôn giáo, các nội dung có tác động phá hoại trật tự công cộng, kích động hận thù… bị cho là phạm tội hình sự. Ngày 30/06/2017, Đức còn ban hành Đạo luật Chế tài Mạng (NetzDG), cho phép chính phủ yêu cầu các mạng xã hội phải gỡ bỏ các “nội dung trái luật” nêu trên, nếu không muốn bị phạt số tiền lên đến 50 triệu Euro. Vì vậy, thay vì chỉ dịch các tài liệu tuyên truyền về “quyền tự do ngôn luận”, rồi quảng bá chúng bằng các trò chơi thiểu năng, nhóm Hate Change nên dạy lại cách làm truyền thông cho một phong trào chống Cộng chuyên đưa tin đồn, tin sai sự thật, tin kích động hận thù và bạo lực.

Sóng truyền thông số 5:
N
âng cao quan điểm về việc một viên chức ngoại giao Việt Nam
ngủ gật trong buổi họp Đại hội đồng Li
ên Hợp Quốc

Trong phiên thảo luận chung ngày 25/09 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, một quan chức ngoại giao của Việt Nam đã bị phát hiện ngủ gật. Phóng viên Don Emmert của AFP đã chụp lại cảnh đó, và đăng tải trên nhiều tờ báo quốc tế ở châu Âu, Mỹ và Trung Đông, như Le Monde, CNN, Al Bawaba. Ngay sau đó, các tổ chức, cá nhân chống đối đã đồng loạt tận dụng hình ảnh này để công kích chế độ. Chẳng hạn, Lê Công Định viết trên Facebook cá nhân rằng “quan chức cộng sản” trong ảnh đã “mang nhục đến cho quốc gia và người dân”, khi làm việc một cách “vô trách nhiệm và thô lậu” trước mặt quốc tế. Định viết rằng vì các “quan chức cộng sản” không được bổ nhiệm bằng ý dân, người dân không nên “chấp nhận đóng thuế để nuôi vĩnh viễn loại quan chức này cùng bộ máy cai trị của đảng cộng sản”.

Trước những lời công kích, các trang tin chính thống và nick Facebook ủng hộ Nhà nước đã tìm nhiều lý do để biện hộ cho quan chức ngủ gật trên. Chẳng hạn, báo điện tử VTC viết rằng bức ảnh mà cộng đồng mạng đang lan truyền đã bị cắt xén. Bức ảnh gốc mà AFP đăng tải cho thấy có một phụ nữ đeo ba lô, ngồi vắt chân nhắn tin điện thoại ngay sau lưng đại biểu ngủ gật của Việt Nam. Dựa trên chi tiết này, VTC bình luận rằng có thể bức ảnh được chụp vào giờ nghỉ giữa hai phiên thảo luận. Ngoài ra, VTC cũng đăng ảnh một số chính khách ngủ gật trong buổi họp của Liên Hợp Quốc, bao gồm một số đại diện Trung Quốc và cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Trong khi đó, nhiều nick Facebook bình luận rằng đại biểu Việt Nam ngủ gật trong giờ họp là chuyện bình thường, vì cuộc họp diễn ra ở múi giờ đối nghịch.

Đáp lại, cây bút Nguyễn Hùng của VOA tiếng Việt đã liên lạc với tác giả bức ảnh, là phóng viên Don Emmert của AFP. Emmert cho biết bức ảnh trên được chụp trong phiên thảo luận của Liên Hợp Quốc, khi đại diện của Iran đang phát biểu, chứ không phải trong giờ giải lao như VTC phỏng đoán. Nguyễn Hùng bình luận rằng qua vụ việc này, có thể thấy “Đa số chúng ta chỉ tìm những gì phù hợp và chứng minh cho niềm tin sẵn có của chúng ta”.

Trong khi VOA hoàn toàn ủng hộ luồng dư luận công kích quan chức ngủ gật, BBC tiếng Việt đưa tin đa chiều hơn. Sau khi đăng quan điểm của cả những người công kích lẫn những người muốn xoa dịu dư luận, ở cuối bài, BBC đăng ảnh 7 đại biểu từng ngủ gật trong các cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Số này bao gồm cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown, Thủ tướng Đức Angela Merkel, cùng các đại diện của Mỹ, Trung Quốc và Nhật.

Dù động cơ của BBC là gì, lối đưa tin đa chiều mà họ thể hiện trong tuần này cũng đang khiến họ trở nên hấp dẫn hơn VOA – một đài chuyên tuyên truyền một chiều theo hướng hằn học, cực đoan, võ đoán.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi nghĩ giới chống Cộng đang nâng cao quan điểm về sự kiện này. Nếu họ tin rằng Nhà nước Việt Nam đáng bị lật đổ vì một viên chức ngủ gật trong bài phát biểu của Iran, có lẽ các nhà chống Cộng hải ngoại nên lật đổ chính quyền của Gordon Brown và Angela Merkel trước. Thay vì vơ đũa cả nắm để kêu gọi phá hoại theo cách đó, họ nên nhìn nhận rằng viên chức trong ảnh đã không hoàn thành trách nhiệm công tác của riêng anh ta. Vì vậy, điều cần làm là yêu cầu cơ quan kỷ luật anh này theo đúng quy trình, chứ không phải đặt vấn đề “quốc thể” để công kích chế độ.

Sóng truyền thông số 6:
Ngoài việc kêu gọi lật đổ ra thì

“Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết” vô tội

Ngày 15/07/2016, Lưu Văn Vịnh đăng một bản thông báo trên Facebook cá nhân, để tuyên bố thành lập tổ chức mang tên “Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết”. Theo bản thông báo có nhiều lỗi ngữ pháp, thì “Liên minh” được thành lập để “thống nhất toàn dân” cho “một hành động duy nhất”, là “đòi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải trao trả toàn bộ quyền lực về tay nhân dân, mọi việc hệ trọng của quốc gia, dân tộc đều phải trưng cầu dân ý”. Cuối thông báo, Vịnh ký tên với danh nghĩa “Chủ tịch lâm thời” của “Liên minh”.

Ngày 06/11/2016, Cơ quan Công an thành phố Hồ Chí Minh đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với các thành viên của “Liên minh”. Sau đó, họ bị khởi tố vì tội “Lật đổ chính quyền nhân dân”, theo điều 79 Bộ luật Hình sự.

Ngày 05/10/2018, phiên xử sơ thẩm 5 thành viên của tổ chức “Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết”, với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, đã diễn ra ở TP.HCM. Tòa tuyên Lưu Văn Vịnh 15 năm tù, Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù, Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù, Từ Công Nghĩa 10 năm tù, và Phan Trung 8 năm tù.

Trước và sau phiên tòa, đã có 3 nhóm người tích cực làm truyền thông để ủng hộ các bị cáo.

Nhóm thứ nhất là 2 luật sư bào chữa, ông Nguyễn Văn Miếng và ông Đặng Đình Mạnh.

Nhóm thứ hai là các tổ chức tôn giáo mà các bị cáo tham gia, như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và một số người Công giáo bất mãn với chế độ. Nhóm này đã hỗ trợ nơi ăn, ở và truyền thông cho gia đình các bị cáo mỗi lần họ đi thăm tù.

Nhóm thứ ba là Quỹ 50K của bà Nguyễn Thúy Hạnh.

Trước và sau phiên tòa, phía tôn giáo, Quỹ 50K và một số cá nhân chống đối đã ủng hộ các bị cáo bằng những bài viết dựa trên cảm tính cá nhân. Chẳng hạn, ông Đinh Văn Hải – một tín đồ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất quen biết tu sĩ Phan Trung – đã mô tả Lưu Văn Vịnh như một người bị bắt vì đi biểu tình, chứ không gây hại cho xã hội. Ngoài ra, Hải cũng viết rằng Vịnh “bị bắt trong lúc ăn cơm trưa với gia đình”, để khơi dậy cảm giác thương hại của độc giả. Tương tự, Nguyễn Thúy Hạnh viết rằng 5 người “tay không tấc sắt” không thể “lật đổ chính quyền”. Hạnh cũng viết rằng các bị cáo bị bắt khiến “gia đình tan nát”, con cái nheo nhóc, để kêu gọi cộng đồng ủng hộ họ.

Trong khi đó, 2 luật sư bào chữa tập trung vào 2 thông điệp tuyên truyền.

Thứ nhất, họ viết rằng cơ quan điều tra và xét xử đã vi phạm các thủ tục tố tụng. Chẳng hạn, Nguyễn Văn Miếng công kích rằng quyết định khởi tố vụ án chỉ được đưa ra 9 ngày sau thời điểm bắt giữ, rằng một số bị cáo đã bị bắt bằng vũ lực, rằng giấy tờ liên quan đến lệnh bắt khẩn cấp có chỗ không khớp với nhau. Đặng Đình Mạnh viết rằng vì bản án cho cả 5 người đều được lập dựa trên lời khai của Nguyễn Công Hoàn, mà khi ra tòa, Hoàn đã viện lý do “bị ép cung” để phủ nhận lời khai, các bản án đều vô giá trị.

Thông điệp của luật sư Nguyễn Văn Miếng có nhiều chỗ sơ hở, vì trong thực tế, “bắt khẩn cấp” là trường hợp bắt người khi chưa có quyết định khởi tố; người bị “bắt khẩn cấp” có thể bị tạm giữ tối đa 9 ngày; và cơ quan điều tra có thể dùng vũ lực để bắt người nếu nghi phạm chống trả. Trong khi đó, luật sư Đặng Đình Mạnh nên lưu ý rằng dù Nguyễn Công Hoàn có tự phủ nhận lời khai hay không, thì những lời kêu gọi lật đổ của nhóm “Liên minh” vẫn còn lưu lại trên Internet.

Thứ hai, 2 luật sư bào chữa đăng lời của các bị cáo trước tòa, rằng họ “vô tội”, và rằng Nhà nước Việt Nam đang “vi phạm nhân quyền” khi bắt họ.

Trong khi đó, cựu luật sư Lê Công Định khen bị cáo Lê Đình Lượng lên ảnh đẹp, có khí chất.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi cho rằng các luật sư bào chữa nên hành động theo sự thật, theo luật, và theo lợi ích của các thân chủ. Trong vụ việc này, rõ ràng họ không hành động theo sự thật, vì lời kêu gọi lật đổ của Lưu Văn Vịnh vẫn đăng đầy trên mạng mà họ làm như không biết. Họ cũng không hành động theo luật, vì luật sư Nguyễn Văn Miếng đang nói sai luật. Và họ không hành động vì lợi ích của thân chủ, bởi như thường lệ, họ vẫn nhận tiền dù không thể giúp thân chủ giảm án. Với cách làm việc hiện tại, họ không khác gì những phát ngôn viên, được phong trào chống Cộng thuê để làm truyền thông.

Ngoài ra, chúng tôi cũng cho rằng nếu các bị cáo không dám thú nhận hành vi của mình trước tòa, thì giới chống Cộng nên im lặng, thay vì cố tô vẽ họ thành những anh hùng dũng cảm.

Chương trình Điểm tin Lề trái số 19 đến đây là hết. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau.

Link tài liệu:

(ấn Ctrl+F rồi tra cứu bằng ngày tháng, nơi đăng tải hoặc các tên riêng)

* Về việc cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười qua đời:

_ “VÀI ẤN TƯỢNG CỦA TÔI VỀ ĐỖ MƯỜI” – Phạm Đoan Trang (FB cá nhân), 02/10/2018, 01:17

Trích lời Phạm Đoan Trang: “…Đồng chí không những xuất thân từ một anh hoạn lợn (thiến heo), mà còn là một anh hoạn lợn tay nghề vụng về, có lần làm chết lợn nhà người ta, bị bắt đền, phải tháo chạy. (…) Đồng chí là kiến trúc sư của công cuộc cải tạo tư sản ở miền Nam sau 1975, (…) là tác giả của sáng kiến tịch thu các ngôi nhà hai tầng trở lên ở thành phố (chiến dịch Z30, năm 1983), (…) là người có hành động chém bàn tay vào không khí rất quyết liệt khi phát biểu, gợi cảm hứng cho sự ra đời thuật ngữ “chém gió”…”.

 facebook.com/pham.doan.trang/posts/10157022237533322

_ “Có đứa đọc cáo phó xong cười nhạt mà rằng: đông lạnh cả tuần giờ mới được xả đá, thiện tai, thiện tai!” – Christine Nguyen (FB cá nhân), 02/10/2018, 03:56

 facebook.com/killershark.france/posts/10210172259142706

_ Status kể các giai thoại về ông Đỗ Mười – Mạc Việt Hồng (FB cá nhân), 02/10/2018, 03:18

Trích: “…Từ hoạn lợn lên được đỉnh cao quyền lực, nhưng di sản, để lại chẳng có quái gì. Làm những chuyện ngu xuẩn như cải tạo tư sản ở miền Nam sau 1975, sau này sử sách sẽ ghi lại như một kẻ đại phá hoại. Vì cuộc cải tạo đó mà kinh tế VN bị đầy lùi bao nhiêu năm và bao người phản ôm phản lao ra biển…”; “… Đám cận vệ ra đuổi khách đi, nhưng trong lòng vẫn rất thắc mắc, làm sao vừa mới mở mồm nói đúng 1 câu mà TBT đã bảo đuổi khách đi rồi. Một lần nhân lúc TBT vui, các anh cận vệ mới hỏi lại bác, bác bảo: Tao có đi học đéo đâu mà có bạn học…”.

 facebook.com/viethong.mac/posts/1758525354256667

_ “Những “kỷ niệm” với ông Đỗ Mười” – Lê Phú Khải (Tiếng Dân), 02/10/2018

Trích lời Lê Phú Khải: “…Gặp ông Đỗ Mười, tôi chủ yếu nghe ông nói là chính. Trong khi nói, ông luôn đưa tay “chém gió” và thú thật tôi chẳng hiểu ông nói gì, vì chuyện nọ xọ chuyện kia, không ra đầu ra đuôi gì cả. (…) Về cái điệp ngữ “Thế là tốt!” của ông Đỗ Mười, sau này tôi còn được nghe nhiều giai thoại. Chẳng hạn, có lần ông Đỗ Mười hỏi cậu bảo vệ: Ông già cậu ở quê dạo này thế nào? Cậu bảo vệ thưa: Dạ, bố con mới mất! Ông liền bảo: Thế là tốt! (…) Ông là tấn bi hài kịch của một người lãnh đạo Đảng Cộng sản xuất thân từ tầng lớp bình dân trong xã hội Việt Nam nông nghiệp lạc hậu phong kiến nửa thực dân trước 1945. Vì yêu nước, ông đi làm cách mạng, từng bị thực dân tù đày, tra tấn. Nhưng vì đi lạc vào quỹ đạo Cộng sản nên bị “ma dẫn lối, quỷ đưa đường…!”. Đó là bi kịch cho chính ông và cho cả nhân dân của ông, trong đó có người viết những dòng này!!!”.

 baotiengdan.com/2018/10/02/nhung-ky-niem-voi-ong-do-muoi/

_ “Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười qua đời ở tuổi 101” – VOA tiếng Việt, 02/10/2018

Trích: “…Ông Mười là một trong những tổng bí thư ít học nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo tiểu sử chính thức do Đảng công bố thì ông xuất thân trong gia đình trung nông, nhưng nhiều nguồn tin không chính thức nói rằng ông xuất thân làm nghề thiến lợn. Ông thuộc thành phần bảo thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam với lập trường quyết liệt trong việc đánh đổ đế quốc và xóa bỏ bóc lột cũng như kiên định đi theo con đường chủ nghĩa xã hội…”.

 voatiengviet.com/a/c%E1%BB%B1u-t%E1%BB%95ng-b%C3%AD-th%C6%B0-%C4%91%E1%BB%97-m%C6%B0%E1%BB%9Di-qua-%C4%91%E1%BB%9Di-%E1%BB%9F-tu%E1%BB%95i-101/4595116.html

_ “Ông Đỗ Mười: Di sản để lại” – VOA tiếng Việt, 02/10/2018

Trích: “Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, qua đời hôm 1/10, đã để lại những “di sản” đáng tranh cãi như việc định hình “Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa,” thanh trừng các hộ làm kinh tế miền Nam thông qua chiến dịch “Đánh Tư sản”, và tạo dựng chương trình “Kinh tế Mới” với nhiều hệ quả kéo dài đến tận ngày nay…”.

Trích lời Nguyễn Văn Đài: “…Ông và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã ký Hiệp định Thành Đô với phía Trung Quốc. Đó là hậu quả để lại cho con cháu mà chúng ta phải đấu tranh để gìn giữ chủ quyền quốc gia…”.

 voatiengviet.com/a/ong-do-muoi-di-san-de-lai/4596261.html

_ “Giới quan sát nói ông Đỗ Mười vừa bảo thủ vừa đổi mới” – BBC tiếng Việt, 02/10/2018

Trích lời Murray Hiebert (CSIS): “…Nhưng ông làm họ ngạc nhiên, và tiếp tục di sản cải tổ kinh tế của ông Nguyễn Văn Linh. Khi trở thành tổng bí thư, ông Đỗ Mười nhận ra cải tổ kinh tế, nhất là sau khi Liên Xô sụp đổ, là cần thiết để kinh tế tăng trưởng, thúc đẩy đầu tư, và bảo vệ sự tồn tại trong tương lai của Đảng Cộng sản…”.

Trích lời David W.P. Elliott: “…Mặc dù có những sai lầm, ông Đỗ Mười là nhân vật chuyển giao quan trọng trong việc dịch chuyển tranh luận chính sách, từ cách áp đặt của lãnh đạo cao cấp chuyển sang thuyết phục các nhóm lợi ích và dư luận chính. Sự cứng nhắc mà ông bị phê phán cũng chứng tỏ ông không chịu hay không thể tiến hành các chính sách bảo thủ mà không có sự ủng hộ đồng thuận. Ngoài ra, sự bế tắc chính sách xuất phát từ sự đa nguyên chính sách: có sự kết hợp của cả phương thức cải tổ và bảo thủ, thành ra cải tổ vẫn tồn tại, tuy không nở rộ…”.

Trích lời Anton Tsvetov (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, Moscow): “…Ông lên đến đỉnh cao tại một thời điểm quyết định trong lịch sử Việt Nam, trở thành một trong những kiến trúc sư của Đổi Mới. Đầu thập niên 1990, khi ông trở thành Tổng Bí thư, là lúc Việt Nam có biến đổi nhanh chóng hướng tới kinh tế mang màu sắc thị trường…”.

Trích lời Alexander Vuving (Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á Thái Bình Dương, Hawaii): “…Không như các lãnh tụ cộng sản trước (…) sự lãnh đạo của ông Đỗ Mười không có chiều sâu triết lý. Ông có lúc uyển chuyển, thực tế nhưng nhiều lúc giáo điều, cứng nhắc mà không theo một quy luật nào. Một quyết định đầy tính uyển chuyển và thực tế của ông là cho đình chỉ in tiền, nâng lãi suất ngân hàng, phá giá đồng tiền Việt Nam, cho kinh doanh vàng bạc tự do. Đây là một quyết định có ý nghĩa cách mạng lúc đó (1989) vì vấp phải cản trở giáo điều của đa số các quan chức chính phủ (…) Nhưng nó đã giúp Việt Nam chống lại thành công lạm phát phi mã (…) Tuy nhiên, ông Đỗ Mười (…) là một lực cản quá trình gia nhập Asean và là một tiếng nói mạnh mẽ chống lại việc gia nhập WTO của Việt Nam…”.

Trích lời Regina Abrami (Trưởng khoa nghiên cứu quốc tế, Viện Lauder, Hoa Kỳ): “…Nếu ông có bảo thủ về một chuyện, thì đó là bảo vệ quyền uy tối cao của Đảng Cộng sản. Nhưng đồng thời, nó cũng có thể có nghĩa là thúc đẩy “dân chủ trong nội bộ Đảng” và ủng hộ quan hệ chính trị gần hơn với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc…”.

 bbc.com/vietnamese/vietnam-45720090

_ “Vài kỷ niệm về ông Đỗ Mười” – Vũ Quang Việt (Bauxite Việt Nam), 03/10/2018

Trích lời Vũ Quang Việt: “…Tôi rất ngạc nhiên là ông Đỗ Mười biết nghe, và sẵn sàng trao đổi, vì dư luận cho rằng ông ấy cực kỳ bảo thủ. (…) Thành công chống lạm phát và của đổi mới là có công rất lớn của ông Đỗ Mười. Tôi được nghe kể là ông Nguyễn Văn Linh chống lại chính sách chống lạm phát còn ông Mười và ông Đồng (đóng vai cố vấn) tất nhiên là ủng hộ”.

 boxitvn.net/bai/57804

_ “Ký ức về những đợt đánh tư sản dưới trướng Đỗ Mười” – RFA tiếng Việt, 04/10/2018

 rfa.org/vietnamese/in_depth/do-muoi-and-the-consequence-of-fighting-bourgeois-in-vietnam-after-197510042018145622.html

* Về khả năng “nhất thể hóa” hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản:

_ “NHẤT THỂ HÓA” – Trương Huy San (FB cá nhân), 30/09/2018, 16:32

Trích lời Trương Huy San: “…Nhất thể hoá tạo tính chính danh cho người đang thực sự nắm quyền lực tối cao ở Việt Nam. Từ thay đổi tưởng chỉ “cấu thành hình thức” này, trong quá trình vận hành, chắc chắn sẽ làm xuất hiện nhiều tình huống, gợi ý cho Việt Nam cải cách. Cho dù vẫn một đảng, về mặt lý thuyết, VN sẽ tiến gần hơn tới một nền cộng hoà bán tổng thống. (…) Chủ tịch – nên là chức danh duy nhất được coi là nguyên thủ – thống lĩnh lực lượng vũ trang và đại diện Nhà nước trong các hoạt động đối ngoại. (…) Trong khi đó, Thủ tướng chỉ nên là một nhà kỹ trị. (…) với những gì vừa diễn ra chiều nay, nếu không phải để tập trung quyền lực mà nhằm mở ra một hướng đi thì thời gian không lúc nào là quá trễ để bàn một lộ trình đáng hy vọng hơn cho đất nước”.

Trích lời bình luận của Nguyễn Quang A: “…KHÔNG, KHÔNG! Nếu để tập trung quyền lực vào tay một người sẽ có thể TỐN gấp trăm gấp ngàn số tiền “tiết kiệm” được vì rất có thể dẫn đến những quyết định gây tai hoạ cho nền kinh tế và đất nước. Hãy để các vị ấy “cạnh tranh nội bộ” một chút và sự gầm ghè này có thể kiềm chế bớt những quyết định sai lầm chết người…”

Trích lời bình luận của Nguyễn Viện: “…Tôi không thích ông Trọng, nhưng tôi nghĩ đã đến lúc cần một chức danh duy nhất cho 2 cương vị khác nhau vốn đã không những làm suy yếu sức mạnh lãnh đạo mà còn tạo ra lỗ hổng trách nhiệm đối với đất nước của chức danh tổng bí thư. Một tam đầu chế với sự phân công cụ thể sẽ phân minh hơn với công tội của từng người, phù hợp hơn với xu thế của thời đại…”

 facebook.com/Osinhuyduc/posts/1799540526747787

 boxitvn.net/bai/57728

_ “Nhà báo hay trí thức nào ủng hộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, xin hãy động viên, khuyến khích ngài công bố một bản kê khai tài sản cá nhân trung thực, như một hành động chứng tỏ sự trong sạch, đức độ và quyết tâm “chống tham nhũng, làm sạch bộ máy” của ngài…” – Phạm Đoan Trang (FB cá nhân), 01/10/2018, 10:46

 facebook.com/pham.doan.trang/posts/10157020848393322

_ “NHẤT THỂ HÓA – BƯỚC LÙI CỦA LỊCH SỬ?” – Minh Anh (nhóm Tinh thần Khai minh), 01/10/2018, 22:50

 facebook.com/tinhthankhaiminh/posts/2170864149834053?__tn__=K-R

 facebook.com/tinhthankhaiminh/photos/a.1449446315309177/2171891469731321/?type=3&theater

_ “TBT Trọng được giới thiệu làm Chủ tịch nước: Nhất thể hóa “hợp lòng dân”” – VOA tiếng Việt, 03/10/2018

Trích lời VOA: “…Đây được coi là sự sao chép của mô hình được Đảng Cộng sản Trung Quốc áp dụng từ nhiều năm nay trong đó Tập Cận Bình kiêm hai chức vụ cao nhất…”; “…Luật sư Hà Huy Sơn (…) nói rằng bản thân ông không ủng hộ nhất thể hóa vì “nó tập trung quyền lực” vào tay một người và như vậy “không tốt cho dân chủ và xã hội”…”; “Nhà báo Võ Văn Tạo (…) cho rằng có nhiều người dân là đảng viên trong nước ủng hộ (…) cuộc chiến chống tham nhũng của ông Trọng (…) “Nhưng họ chỉ thấy như thế thôi chứ họ không thấy một cách toàn diện là có rất nhiều người tham nhũng rất nặng nhưng không bị xử lý”…”.

 voatiengviet.com/a/tbt-trong-duoc-gioi-thieu-lam-chu-tich-nuoc-nhat-the-hoa-hop-long-dan/4597989.html

_ “TBT Nguyễn Phú Trọng ‘sẽ kiêm Chủ tịch nước’” – BBC tiếng Việt, 03/10/2018

Trích lời Phạm Quý Thọ: “…Người dân suy nghĩ đơn giản rằng họ đóng thuế để nuôi bộ máy lãnh đạo quá cồng kềnh, tham nhũng và ‘hành là chính’, như hiện nay, thì cần cắt giảm đi để họ bớt khổ, để có hy vọng cơ hội làm ăn. Sức nóng này khiến tạo nên các bình luận rằng đây là ‘thời cơ’ để gộp hai chức danh cao nhất, sau đó là đến các ban, bệ ở trung ương và bộ máy chính quyền địa phương…”.

Trích lời Phạm Đức Bảo: “…Tôi ủng hộ phương án này vì tôi thấy việc nhất thể hóa là cần thiết và phù hợp trong điều kiện hiện nay (…) Vấn đề quan trọng là phải tiếp tục cải cách thể chế (…) Trên thế giới, tất cả các nước được gọi là XHCN thì chỉ còn Việt Nam là chưa nhất thể hóa (…) Còn tất cả các quốc gia khác trên thế giới… dù dân chủ hay độc tài thì người đứng đầu đảng cầm quyền đều là người đứng đầu nhà nước …”; “…Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay đang là Đại biểu Quốc hội khóa XIV nên chẳng việc gì phải sửa đổi Hiến pháp cả…”.

Trích lời Hà Hoàng Hợp: “…Quốc tế và khu vực có thể cho rằng không quan trọng về vấn đề ‘tam trụ’ hay ‘tứ trụ’. Nếu lãnh đạo không hiệu quả thì ‘tam trụ’ không hơn ‘tứ trụ’…”.

Trích lời Lê Công Định: “…Vấn đề gây tốn kém cho ngân sách và kém hiệu quả hệ thống nhà nước là bởi hệ thống đảng lấn áp và chồng lên chính quyền các cấp. Vì thế (…) đó không phải là cải cách thể chế gì cả, mà chỉ là ‘thâu tóm quyền hành cá nhân. (…) Tam quyền phân lập mới là điều cần thiết cho tương lai đất nước…”; “…Tuy nhiên, nếu chuyển ‘độc tài đảng trị’ sang ‘độc tài cá nhân thì cơ hội ‘xoá bỏ độc tài chính trị’ sẽ dễ dàng hơn cho phong trào dân chủ”.

Trích lời Trương Nhân Tuấn: “…Ở Việt Nam, tất cả các quan chức nắm quyền lực trong nhà nước không ai có “chính danh”. Chủ tịch nước, Thủ tướng… được Quốc hội bầu lên nhưng tất cả các đại biểu Quốc hội đều là người của đảng hay do đảng đề cử…”; “… Ý kiến của tôi, việc “nhất thể hóa” hai chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước, nếu xảy ra trong thời gian tới, là một quá trình “logic” từng bước rập khuôn theo mô hình tổ chức nhà nước của Trung Quốc. (…) Cái cần thiết cho VN hiện nay (để cất cánh thành rồng) là “thoát Trung”, là dân chủ hóa chế độ, chớ không phải nhứt cử nhứt động đều rập khuôn theo TQ”.

 bbc.com/vietnamese/vietnam-45710592

_ “GS Trọng kiêm chủ tịch nước: Phản ứng ban đầu” – BBC tiếng Việt, 04/10/2018

Trích lời Phạm Quý Thọ: “…Câu hỏi lớn nhất cho nhất thể hoá là liệu ‘quyền lực tuyệt đối’ có ‘dẫn đến tha hoá tuyệt đối…”.

Trích lời David Hutt: “…Không rõ các đảng viên trong Đảng Cộng sản sẽ phản ứng thế nào với quyết định bất ngờ này. Nhưng nó gần như chắc chắn sẽ gây xích mích trong bộ máy quyền lực cao cấp của Đảng, nơi mà lòng trung thành, sự bảo trợ và tranh chấp chính sách từ lâu đã được kiểm soát bởi cấu trúc “tứ trụ” cùng chia sẻ quyền lực…”; “…không rõ liệu việc ông Trọng lên làm Chủ tịch nước chỉ là động thái tạm thời, hay sẽ có những thay sửa đổi trong Hiến pháp để nhất thể hóa vĩnh viễn hay không…”.

Trích lời Lê Trung Tĩnh: “…Một trong những vấn đề đầu tiên đối với ông Trọng sẽ là luật đặc khu…”.

Trích lời Ngô Ngọc Trai: “…Từ năm 2005 Nghị quyết 49 đề ra mục tiêu ‘thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam’, (…) trong tương lai vấn đề này sẽ đặt ra với Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. (…)  tôi cho rằng cần cắt bỏ thẩm quyền bắt giam giữ đối với các chủ thể thuộc Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Khi đó thẩm quyền bắt giam giữa chỉ thuộc về duy nhất chủ thể Tòa án…”.

 bbc.com/vietnamese/vietnam-45742171

_ “TBT Trọng kiêm chủ tịch nước: Góc nhìn từ Trung Quốc và Mỹ” – VOA tiếng Việt, 04/10/2018

Trích lời Murray Hiebert (CSIS): “…trong những năm gần đây, ông ấy nắm quyền tối thượng và việc ông ấy được giới thiệu kiêm thêm chức chủ tịch nước cho thấy rằng ông ấy đã củng cố quyền lực của mình…”; “…không biết liệu ông Trọng có theo chân ông Tập Cận Bình hay không, nhưng rõ ràng là ông ấy đang học theo mô hình của ông Tập…”.

Trích lời Phan Kim Nga (Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc): “…Theo những quy định về người đảm nhiệm chức chủ tịch, cũng như truyền thống về phân bổ quyền lực của Việt Nam, giờ này không có ai khác phù hợp với điều kiện và truyền thống làm chủ tịch ngoài ông Trọng…”; “…(ông Trọng có thể học Trung Quốc về) việc quản lý tốt đảng viên và cán bộ, kết hợp chặt chẽ lợi ích của nhân dân với lợi ích của đảng…”.

 voatiengviet.com/a/tong-bi-thu-trong-kiem-chu-tich-nuoc-va-goc-nhin-tu-trung-quoc-va-viet-nam/4599412.html

_ “Về câu nói ‘Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?’” – Nguyen Khanh (FB cá nhân), 04/10/2018, 15:02

Trích: “… Tam niên ago (2015), trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Hoàn Kiếm thì đại biểu Nguyễn Phú Trọng có nói về vấn đề mô hình tổ chức chính quyền ĐỊA PHƯƠNG: “Một số tỉnh, thành cũng đã tổ chức thí điểm không tổ chức HĐND ở một số nơi. Nhưng thực tế nhân dân là người làm chủ, ở đâu có nhà nước ở đó phải có giám sát của nhân dân. Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông? Ở Trung ương thì QUỐC HỘI giám sát CHÍNH PHỦ, còn ở địa phương HĐND giám sát hoạt động của CHÍNH QUYỀN địa phương.” Đặt câu nói trong nguyên đoạn văn chỉ toát lên đúng tinh thần là sự quan trọng của hoạt động GIÁM SÁT thực thi quyền. Đại ý là HĐND quan trọng lắm, vì đó là cơ quan để nhân dân thực hiện quyền giám sát, hông có bỏ được. (…) Tôn giáo cả tỷ người tin theo mà còn sai lệch trong đọc hiểu như thế thì trách gì câu nói của đồng chí Tổng Bí thư sau khi bị tách ra khỏi văn cảnh lại không gây hiểu nhầm?…”.

 facebook.com/photo.php?fbid=1131505603677079&set=a.103190366508613&type=3

_ “Lòng dân trăm mối tơ vò” – Trịnh Hữu Long (Luật khoa Tạp chí), 05/10/2018

 luatkhoa.org/2018/10/long-dan-tram-moi-to-vo/

* Về vấn đề nhân quyền trong quá trình ký kết, thông qua hiệp định EVFTA:

_ “Tuyên bố chung của XHDS độc lập gửi EU” – Phạm Đoan Trang, 24/02/2017

 phamdoantrang.com/2017/02/tuyen-bo-chung-cua-xhds-oc-lap-gui-eu.html

_ “Thư của “Diễn đàn Việt Nam 21” gửi ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel về việc chế độ CSVN vi phạm trắng trợn luật pháp Đức qua vụ bắt cóc cựu đảng viên CS Trịnh Xuân Thanh, yêu cầu xét duyệt lại Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA)…” – Dương Hồng Ân, 30/08/2017

 facebook.com/danluan.org/posts/1428940263821981

_ “Kiến Nghị Bác Bỏ Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam: KHÔNG GIAO THƯƠNG VỚI CHẾ ĐỘ THIẾU TỰ DO” – Việt Tân và 89 anh em, 06/06/2018

 viettan.org/kien-nghi-bac-bo-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-eu-viet-nam-khong-giao-thuong-voi-che-do-thieu-tu-do/

_ “EVFTA – Cơ hội hành động” – Thục Quyên (Dân Làm Báo/Bauxite Việt Nam), 06/09/2018

Bài được viết bởi Nguyễn Thục Quyên (nick Facebook thucquyen.nguyen.127), sống ở Đức, là thành viên nhóm “VETO!” và “Save Vietnam’s Nature”. Quyên từng gặp Nguyễn Quang A, và vận động trao giải Tulip Nhân Quyền cho Quang A. Trong khi đó, “VETO!” là nhóm từng vận động Đức đòi Việt Nam thả Đỗ Thị Minh Hạnh. Thường thì “VETO!” sẽ liên lạc, tiếp xúc riêng với từng dân biểu Đức, để vận động những người này tham gia chiến dịch của họ.

 danlambaovn.blogspot.com/2018/09/evfta-co-hoi-hanh-ong.html

_ “CỰC LỰC PHẢN ĐỐI AN NINH câu lưu tôi trái pháp luật. CÓ PHẢI A67 PHÁ HOẠI EVFTA?” – Nguyễn Quang A (FB cá nhân), 18/09/2018, 19:16

Trích comment: “Mình được Uỷ ban thương mại của EU mời đi dự điều trần của quốc hội EU…”

 facebook.com/a.nguyenquang.16/posts/2312466328981396

_ “EVFTA: Việt Nam lại lỡ tàu?” – Nguyễn Anh Tuấn (RFA tiếng Việt), 18/09/2018

 rfa.org/vietnamese/news/blog/evfta-vietnam-miss-the-train-09182018134117.html

_ “…Nay EVFTA sắp ký thì có bọn gây ra tai hoạ ngoại giao Đức-Việt và tăng cường bắt bớ, hành hung các nhà hoạt động, vi phạm nhân quyền làm cho EVFTA càng khó khăn thêm. Đấy là sự thật! Người ta nghi là có bọn muốn phá hoại EVFTA là có lý của người ta, còn CHÚNG CÓ PHÁ ĐƯỢC KHÔNG LẠI LÀ CHUYỆN KHÁC, và nhiều nhà hoạt động vẫn tố cáo vi phạm nhân quyền nhưng vẫn ủng hộ EVFTA và khuyên cả EU và Quốc hội EU lẫn Quốc hội Việt Nam nhanh chóng ký và phê chuẩn EVFTA…” – Nguyễn Quang A (FB cá nhân), 20/09/2018, 06:50

 facebook.com/a.nguyenquang.16/posts/2313244705570225

_ “Ai đang cản trở Việt Nam – EU ký EVFTA?” – Nguyễn Biên Cương, 30/09/2018

 cuongdaita.blogspot.com/2018/09/ai-ang-can-tro-viet-nam-eu-ky-evfta.html

_ “EU có ký EVFTA khi khách mời bị công an VN cấm xuất cảnh?” – Phạm Chí Dũng (VOA tiếng Việt), 03/10/2018

 voatiengviet.com/a/evfta-nguyen-quang-a-cong-an-chan-xuat-canh/4597793.html

_ “Ủng hộ hay phản đối EVFTA từ viễn cảnh các quyền con người và dân chủ hoá” – Lão Mà Chưa An (trang FB), 03/10/2018, 10:05

 facebook.com/notes/l%C3%A3o-m%C3%A0-ch%C6%B0a-an/%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-hay-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%91i-evfta-t%E1%BB%AB-vi%E1%BB%85n-c%E1%BA%A3nh-c%C3%A1c-quy%E1%BB%81n-con-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-v%C3%A0-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-ho%C3%A1/1863659387061206/?__tn__=H-R

* Về phong trào phản đối Luật An ninh Mạng:

_ “Vì sao nhiều Facebook của giới phản biện bị xóa?” – BBC tiếng Việt, 29/09/2018

 bbc.com/vietnamese/vietnam-45662303

_ “Cùng SaveNET khởi động tháng 10 với THỬ THÁCH CỨU NÉT!” – Hate Change (trang FB), 02/10/2018, 20:45

 facebook.com/hatechange/videos/490872864725751/?__xts__[0]=68.ARAhKZLow0Ywz03ROg4xbPbWSUSQl-adBW-0wYbTor-A9Wmb7W_-m1O2iDmVfqi9K4r_lEqdm46OiSmsZFe0ero8ypPuFIfMiZvAjPGHo_RBAx97BAMhJN3d0MzIAklL0Tt84Rb8liFbE_HTxPu3zRcz60nu8c-uEFpbhjuY0XTKesDPp1NO&__tn__=-R

_ “…Bạn nào có thể tham gia nhóm dịch Wiki – SaveNet, hãy cho chúng tôi thấy một cánh tay…” – Hate Change (trang FB), 03/10/2018, 17:31

 facebook.com/hatechange/photos/a.1761725674067711/2179792162261058/?type=3&theater

_ “THỬ THÁCH CỨU NÉT” – Ngọc Diệp (FB cá nhân), 04/10/2018, 17:14

 facebook.com/NgocDiep2693/videos/2316760248340672/

* Về viên chức ngoại giao Việt Nam ngủ gật trong phiên thảo luận của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc:

_ “… Các quan chức cộng sản hết lần này đến lần khác tiếp tục mang nhục đến cho quốc gia và công dân của mình bằng lối làm việc vô trách nhiệm và thô lậu như vậy, kể cả trước cộng đồng quốc tế. Tôi tự hỏi liệu chúng ta, những công dân, cứ chấp nhận đóng thuế để nuôi vĩnh viễn loại quan chức này cùng bộ máy cai trị của đảng cộng sản hay sao?…” – Lê Công Định (FB cá nhân), 28/09/2018, 17:07

 facebook.com/photo.php?fbid=2159051247701981&set=a.1443845799222533&type=3

_ “Sự thật sau bức ảnh thành viên phái đoàn Việt Nam ngủ say tại phòng họp LHQ” – VTC, 29/09/2018

 vtc.vn/su-that-sau-buc-anh-thanh-vien-phai-doan-viet-nam-ngu-say-tai-phong-hop-lhq-d429196.html

_ “Đại diện Việt Nam ngủ gật tại Liên Hiệp Quốc” – BBC tiếng Việt, 29/09/2018

Cuối bài, BBC đăng ảnh 7 đại biểu từng ngủ gật trong các cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Số này bao gồm cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown, Thủ tướng Đức Angela Merkel, cùng các đại diện của Mỹ, Trung Quốc và Nhật.

 bbc.com/vietnamese/vietnam-45690602

_ “Tham tán ngủ ở Liên Hiệp Quốc: Người chụp hình nói gì” – VOA tiếng Việt, 01/10/2018

Trích lời phóng viên Don Emmert (AFP): “…Tôi có thể khẳng định rằng bức ảnh được chụp trong lúc đang diễn ra bài phát biểu của Tổng thống Iran. Đó không phải là giờ nghỉ…”.

Trích lời Nguyễn Hùng (VOA): “…Đa số chúng ta chỉ tìm những gì phù hợp và chứng minh cho niềm tin sẵn có của chúng ta. Khi thấy những gì bạn muốn nghe, muốn thấy bạn chia sẻ ngay. Những gì trái với suy nghĩ và niềm tin của bạn, bạn sẽ lướt qua cho nhanh, khỏi thích hay bình luận làm gì…”.

 voatiengviet.com/a/tham-tan-nam-duong-ngu-guc-lien-hiep-quoc/4594457.html

* Về phiên xử sơ thẩm 5 thành viên “Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết” hôm 05/10/2018:

_ “Thông báo thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết” – Lưu Văn Vịnh, 15/07/2016

 quyenduocbiet.com/a2334/b

_ “THÔNG TIN VỀ VỤ ÁN “LIÊN MINH DÂN TỘC VIỆT NAM TỰ QUYẾT”” – Đặng Đình Mạnh (FB cá nhân), 17/12/2017, 10:38

 facebook.com/manhdang001/posts/1959003784116143

_ “…Một nhóm 5 người không tiền bạc, không vũ khí mà lật đổ được chính quyền độc tài nắm trong tay toàn bộ lực lượng vũ trang là quân đội và công an ư?…” – Nguyễn Thúy Hạnh (FB cá nhân), 18/09/2018, 20:26

 facebook.com/Melinh.liberty/posts/907914879408315

_ “Ngày 5/10/2018 đến đây tòa án Tp Hồ Chí Minh sẽ xét xử những người này vì những vị này đã bị bắt cách đây 2 năm . Trong đó có thầy Thích Nhật Huệ ở tỉnh Lâm Đồng thế danh của thầy tên là Phan Trung kính mong cộng đồng mang quan tâm…” – Thích Vĩnh Phước (FB cá nhân), 26/09/2018, 21:03

 facebook.com/photo.php?fbid=729090757433611&set=a.179435035732522&type=3

_ “…Những gia đình tan nát, những đứa trẻ bơ vơ mất đi chỗ dựa chính trong gia đình, đảng cộng sản đang điên cuồng chà đạp lên quyền sống, quyền con người của nhân dân…” – Nguyễn Thúy Hạnh (FB cá nhân), 03/10/2018, 20:35

 facebook.com/Melinh.liberty/posts/915299628669840

_ “ÁN ĐÃ TUYÊN” – Đặng Đình Mạnh (FB cá nhân), 05/10/2018, 16:01

 facebook.com/photo.php?fbid=2343577768992074&set=a.524996244183578&type=3

_ “Năm người trong ‘Liên minh Dân tộc VN’ bị xử phạt 57 năm tù” – VOA tiếng Việt, 05/10/2018

 voatiengviet.com/a/nam-nguoi-trong-lien-minh-dan-toc-vn-bi-xu-phat-57-nam-tu/4600972.html

_ “Thêm năm tiếng nói đối lập bị án tù nặng” – RFA tiếng Việt, 05/10/2018

Trích lời luật sư bào chữa Đặng Đình Mạnh: “…Dựa trên lời khai đó (của ông Nguyễn Công Hoàn) hình thành nên lời buộc tội cho cả 5 người. Nhưng (…) tại toà thì ông Nguyễn Công Hoàn phủ nhận tất cả lời khai của mình, cả những lời khai liên quan 4 người kia. Ông ta nói trong quá trình điều tra vụ án thì điều tra viên ép cung ông ta, do đó ổng ký tất cả các bản cung…”.

 rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/five-members-of-vietnam-self-determination-coalition-jailed-10052018082530.html

_ “…Anh là một biểu tình viên. Gần 2 năm trước, anh bị bắt khi đang cùng gia đình ăn cơm trưa. (…) Anh và những người bạn của anh bị buộc tội với những bản án nặng nề, phi lý mà không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh thiệt hại do anh và những người bạn của anh gây ra…” – Đinh Văn Hải (FB cá nhân), 05/10/2018, 21:15

Đinh Văn Hải là một tín đồ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, quen biết Phan Trung.

 facebook.com/faceracroi/posts/1826747540777104

_ “Đây là bức ảnh thật đẹp của anh Lưu Văn Vịnh và luật sư Đặng Đình Mạnh trong phiên tòa sơ thẩm ngày 5/10/2018. Cám ơn Thông tấn xã Việt Nam!…” – Lê Công Định (FB cá nhân), 06/10/2018, 00:51

 facebook.com/photo.php?fbid=2162893273984445&set=a.1443845799222533&type=3&theater

_ “BÚT KÝ LUẬT SƯ: PHIÊN TÒA “LIÊN MINH DÂN TỘC VIỆT NAM” NGÀY 05/10/2018” – Nguyễn Văn Miếng (FB cá nhân), 07/10/2018, 00:11

 facebook.com/nguyenvan.mieng/posts/1777589415673540

Bình luận về bài viết này